0

Rối loạn tăng động giảm chú ý | Safe and Sound

Rối loạn tăng động giảm chú ý là một bệnh khiến cho trẻ khó ngồi yên và tập trung, bệnh thường được phát hiện khi trẻ dưới 6 tuổi. Hiện nay, việc điều trị bệnh ở trẻ đã có tiến triển rất tốt. Các trẻ mắc bệnh hoàn toàn có thể phát triển bình thường với phương pháp chính bằng trị liệu tâm lý, đôi khi là thuốc.

Hoàng Văn Cường | Bác sĩ - Viện tâm lý và sức khỏe tinh thần SnS

Trung tâm Nghiên cứu Sức khỏe Cộng đồng và Phát triển

1. Tăng động giảm chú ý là gì?

Theo tài liệu được nghiên cứu bởi các bác sĩ tâm thần, chuyên gia tâm lý thì tăng động giảm chú ý (ADHD) là biểu hiện bởi 3 vấn đề là sự tăng động, sự giảm chú ý và các yếu tố xung động. Nó khiến cho người mắc bệnh gần như không thể ngồi yên. Thường bệnh nhân là trẻ em dưới 6 tuổi, tuy nhiên đã có ghi nhận bệnh người lớn. Ở người lớn, thường họ gặp những vấn đề dai dẳng tiếp diễn trong công việc và các mỗi quan hệ. Các triệu chứng ở người lớn thường giảm ở mức độ tăng động, họ phải đối diện và vất vả hơn trong việc vượt qua sự khó tập trung chú ý, bồn chồn không yên.

Nguyên nhân gây ra ADHD vẫn chưa được rõ ràng, nhưng nhiều kết quả đã cho thấy đây là một căn bệnh gây nên bởi sự kết hợp của nhiều yếu tố khác nhau. Sự di truyền, sự khác biệt trong cấu trúc não bộ, mức độ các chất dẫn truyền thần kinh (ở đây là dopamine và noradrenaline) bất thường và các yếu tố rủi ro khác như sinh non, nhẹ cân… Các cuộc khảo sát được thực hiện bởi chuyên gia tâm lý, bác sĩ tâm thần khác nhau trên toàn thế giới đều cho kết quả rằng căn bệnh này ảnh hưởng đến các bé trai nhiều gấp 2 lần so với bé gái.

Một điều đặc biệt nữa, trẻ mắc bệnh AHDH có thể có những dấu hiệu và tiển triển thành những rối loạn tâm lý khác như trầm cảm, rối loạn phổ tự kỷ, rối loạn giấc ngủ...

Ảnh 1: Tăng động giảm chú ý thường mắc ở bé trai nhiều hơn bé gái

2. Các dấu hiệu xác định Tăng động giảm chú ý.

Thường một bác sĩ đa khoa không thể chẩn đoán chính xác được Tăng động giảm chú ý. Việc này cần đến các chuyên gia tâm lý, bác sĩ tâm thần. Dưới dây là các dấu hiệu cho thấy một bệnh nhân có thể mắc AHDH.

  • Tăng động
    • Khó ngồi yên: Trẻ không thể ngồi nguyên một chỗ (hay yên lặng) trong những tình huống mà trẻ cần phải ngồi yên như trong lớp học
    • Cử động liên tục: Trẻ có thể giật tay chân, thân mình/hoặc đầu đù đang đứng hay ngồi
    • Thiếu kiểm soát âm lượng: Trẻ la hét và tạo những tiếng động ồn áo trong các hoạt động bình thường hằng ngày.
    • Không hoặc ít có cảm giác về mối nguy hiểm: Trẻ có thể chạy nhảy và leo trèo trong những môi trường không an toàn hoặc không phù hợp
  • Gỉảm chú ý
    • Khó khăn khi phải tập trung: Trẻ dễ phán đoán nhầm hoặc mắc lỗi. Trẻ có thể di chuyển liên tục
    • Vụng về: Trẻ thường đánh rơi hoặc làm vỡ các đồ vật
    • Dễ bị phân tâm: Trẻ tỏ ra không lắng nghe và không có khả năng hoàn thành nhiệm vụ
    • Kỹ năng sắp xếp kém
    • Đãng trí: Trẻ hay quên hoặc hay bị mất đồ
  • Xung động:
    • Ngắt lời: Trẻ hay chen ngang vào các cuộc đối thoại bất chấp người nói chuyện là ai hay tình huống như thế nào
    • Không thể chờ đến lượt
    • Nói quá nhiều: Trẻ chuyển đề tài thường xuyên, hoặc ám ảnh vào 1 đề tài
    • Hành động không suy nghĩ: Trẻ không có khả năng xếp hàng chờ đến mình hoặc bắt kịp tiến độ của nhóm.

Ảnh 2: Dấu hiệu của trẻ thường gặp ở cả 3 vấn đề là: Tăng động, giảm chú ý và xung động

3. Điều trị và kiểm soát ADHD

Phải khẳng định lại một cách chắc chắn rằng, việc điều trị các rối loạn tâm lý cần sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình và người trị liệu – ở đây là chuyên gia tâm lý và bác sĩ tâm thần.

  • Sử dụng các liệu pháp hành vi đẻ giúp trẻ và gia đình sắp xếp cuộc sống hàng ngày; giáo dục tâm lý cho gia đình và những người chăm sóc trẻ.
  • Kiểm soát lối sống như tăng cường sức khoẻ thể chất và giảm căng thẳng để giúp trẻ bình tâm
  • Đôi khi cần sử dụng thuốc từ bác sĩ tâm thần để làm bình tâm (chứ không chữa khỏi) cho bệnh nhân để họ ít hành vi xung động và tăng động thêm. Đây thường là các chất kích thích làm tăng mức độ dopamine và kích hoạt vùng não tham gia vào quá trình tập trung.

Ngoài việc điều trị, gia đình cần phối hợp với nhà trị liệu có một số cách thức để giúp trẻ kiểm bệnh như:

  • Tạo ra những nề nếp sinh hoạt ổn định để giúp một trẻ bị bệnh cảm thấy bình tâm lại. Lập thời khoá biểu các hoạt động hằng ngày và giữ cho nhất quán. Cùng với đó là thời khoá biểu ở trường.
  • Đặt ra các giới hạn rõ ràng và đảm bảo rằng trẻ biết được mình cần phải làm gì đồng thời cần khen ngợi những hành vi tích cực
  • Đưa ra các hướng dẫn rõ ràng qua hình ảnh hoặc lời nói, bất cứ cách nào mà trẻ thấy dễ dàng tuân theo.
  • Sử dụng một kế hoạch khuyến khích trẻ như phiếu bé ngoan bảng thành tích để trẻ có được phần thưởng khi có những hành vi tốt.

Việc phát hiện ra những dấu hiệu sớm của trẻ mắc Tăng động giảm chú ý là rất quan trọng. Bên cạnh đó, vai trò của gia đình rất quan trọng trong điều trị trẻ. Tránh lạm dụng thuốc vì đây chỉ là điều giúp trẻ bình tâm hơn và đặc biệt cần sự kê đơn từ bác sĩ tâm thần.

: Rối loạn tăng động giảm chú ý | Safe and Sound

Đăng ký nhận tư vấn ngay

Nhận tư vấn về sức khoẻ tinh thần từ Safe and Sound